Tổng Thể Bức Tranh Hữu Mang Tên Tây Nguyên

Ngày đăng bài: 06/05/2023

Một chiều cao nguyên lộng gió bên ly cà phê đậm đà trên một ngọn đồi có thể phóng tầm mắt được toàn cảnh núi rừng của Tây Nguyên, hẳn sẽ là những khoảnh khắc đẹp nhất khó có thể bắt gặp lần hai trong những chuyến hành trình khác, vì khoảnh khắc đẹp nhất là khi ta tận hưởng nó trong tâm trạng bình yên nhất.

Tây Nguyên trong mắt khách du lịch có lẽ là vùng trời xanh ngắt với những dãi cà phê bạt ngàn, hay bài hát gắn liền tuổi thơ “Chú Voi Con Ở Bản Đôn”, cũng có thể là những con thác dẫn nước ngày đêm...nhưng phía sau sự dũng mãnh đó lại là một vùng đất nên thơ đến bình yên khi ghé thăm Du lịch Tây Nguyên cùng Vietourist.

Nếu Hà Nội đặc trưng với bài hát Hà Nội 12 Mùa Hoa hay Đà Lạt 4 mùa hoa... thì Tây Nguyên cũng đặc sắc với màng ảo thuật thay áo vào những ngày chớm thu vàng rực của hoa Dã quỳ, hồng mộng mơ cuối đông của sắc Mai anh đào và xuân trắng tinh khôi của hoa Cà phê thơm mát cả vùng trời. Bức tranh hữu tình không chỉ dành riêng cho những ai đam mê nghệ thuật mà còn dành cho những ai yêu thiên nhiên, yêu mảnh đất và con người nơi đây.

Sẽ không là một Tây Nguyên hoàn hảo nếu không có sự kết hợp hài hòa giữa bức tranh thiên nhiên và âm thanh của núi rừng. Như một loại tài sản quý giá của từng gia đình, cồng chiên là một thứ âm thanh gắn liền với cuộc sống, văn hóa của con người Tây Nguyên. Năm 2015 Việt Nam tiếp tục tự hào đón nhận thêm một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là “Không Gian Văn Hóa Cồng Chiên Tây Nguyên”. Không chỉ đơn giản chỉ là âm thanh của cồng chiên, nhưng chỉ khi có đầy đủ yếu tố núi rừng thì âm thanh này mới có giá trị.

Chưa dừng lại ở đó, Tây Nguyên tiếp tục gây thương nhớ bởi những con thác được ví như những “nàng thơ” gắn liền là những truyền thuyết từ xa xưa luôn gây tò mò đến du khách. Dọc hết các tỉnh Tây Nguyên hầu như nơi nào cũng để lại tên tuổi với những con thác nổi tiếng: Thác Dray Nur, Dray Sáp...của tỉnh Đăk Lăk; Thác Phú Cường tại Gia Lai; Thác Pa Sỹ Kon Tum; Nổi tiếng nhất có lẽ là thác Pongour được Vua Gia Long ban tặng cái tên “Thiên Hạ Đệ Nhất Thác” hay còn được gọi là thác 7 tầng tại tỉnh Lâm Đồng...

Sẽ không là một mảnh đất đậm nét văn hóa trọn vẹn nếu bỏ qua con người và văn hóa dân tộc của mảnh đất đó. Từng là vùng đất tự trị, Tây Nguyên với sự góp mặt đông đảo của các anh em dân tộc Việt Nam, trong đó tiêu biểu với dân tộc: M’nông, Bana, Êde...mỗi dân tộc mỗi văn hóa khác nhau, những lễ hội khác nhau, tục lệ khách nhau...nhưng không vì vậy mà làm cho Tây Nguyên trở nên lộn xộn, nhưng được sắp xếp và tồn tại hài hòa cũng nhau để làm nên bức tranh đa dạng muôn hình muôn vẻ của mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn.

Ảnh: Sưu tầm

 

5 (100%) 1 votes
. Có 1 người đánh giá
0899909145