Hồn Thiêng Đất Bắc In Hằn Qua Chùa Cổ

Ngày đăng bài: 13/12/2022

Từ ngàn xưa, tâm linh luôn là một bí ẩn và tín ngưỡng tuyệt đẹp trong đời sống tinh thần của người Á Đông, tại miền bắc Việt Nam tâm linh trở nên gần gũi với hình ảnh những ngôi chùa cổ đơn sơ, những nén hương nghi ngút và những đồ cúng, lễ vật được dâng hương mỗi dịp quan trọng. Cùng Vietourist ghé thăm những ngôi chùa cổ kính ở đất Bắc, nơi giữ trọn vẹn nét đẹp tâm linh văn hóa Việt. 

Chùa Một Cột 

Chùa Một Cột còn được gọi là Nhất Trụ Tháp, được khởi công xây dựng năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông.

Chùa Một Cột xưa

Chùa Một Cột xưa 

Theo truyền thuyết kể rằng vào năm 104 trong giấc mộng của vua Lý Thái Tông đã mộng thấy hình ảnh Phật Bà Quan Âm ban cho ông một đóa sen, choàng tỉnh sau cơn mơ, đức vua cảm thấy lo lắng hay có điềm sự nên đã kể lại câu chuyện với các quần thần trong triều và được khuyên nên xây chùa nhằm cảm ơn và tưởng nhớ ân đức của Phật Bà Quan Âm. 

Chùa Môt Cột

Vào thời kháng chiến chống Pháp, chùa Một Cột bị Pháp đặt mìn để phá hủy,trải qua nhiều lần trùng tu, Chùa Một Cột đã được phục dụng lại như kiến trúc ban đầu và ngày nay thành nơi cất giữ tâm linh quen thuộc của người dân Hà thành. 

Chùa Thầy 

Cách trung tâm Hà Nội không xa nằm ở phía Tây Nam, có một ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý Nhân Tông (1072 – 1127), nơi đây lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh. 

Chùa Thầy 

 

Chùa Thầy được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ với kiến trúc gồm 3 tòa độc đáo,tòa ngoài là nơi lễ bái của tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Và tòa trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Chùa Thầy là ngôi chùa cổ được người dân thường xuyên lui tới để thăm viếng và dâng hương, trở thành điểm đến quen thuộc của những tín đồ yêu thích tâm linh. 

Chùa Trấn Quốc 

Được xây dựng vào thời Tiền Lý, có tuổi đời hơn 1500 năm , chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất đất bắc, chùa được xem là trung tâm Phật Giáo của kinh thành Thăng Long thời bấy giờ. 

chùa Trấn Quốc

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công. Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.

Chùa Trấn Quốc 

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn và được yêu thích bởi vẻ yên bình, cổ kính, được người dân trong vùng thường xuyên lui tới để thắp nhang. 

Chùa Hà 

Được xây dụng từ thời Lý Thánh Tông, đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng cầu tình duyên được rất nhiêu người lui tới cầu nguyện mong sớm tìm được ý trung nhân phù hợp, chùa có cổng Tam quan 2 tầng, Tiền đường, Thượng điện, Tam Bảo 5 gian rộng lớn. 

Chùa Hà 

Theo ông cha kể lại, ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông với tên chữ là Thánh Đức Tự hay chùa Thánh chúa bởi đây là nơi vua cầu tự để sinh ra vị Thái tử Càn Đức. Một thời gian sau người dân gọi là chùa Vồi bởi toàn bộ chùa được xây bằng gạch vồ và lợp lá gồi đơn sơ. Năm 1680, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức của hai người buôn bán ở làng Thể Bắc Giang tại kinh thành Thăng Long xưa cùng với bà con địa phương. Những viên gạch vồ mái lá được thay thế bằng gạch và ngói đỏ tươi. 

Chùa Hà 

Sau đó, chùa được đổi tên thành chùa Hà và tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng là chùa cầu duyên thiêng nhất vùng.

Vừa rồi là một vài chùa cổ nổi tiếng của Hà nội, nếu có dịp ghé Hà Nội bạn có thể ghé những chùa trên để cầu bình an, hanh thông và may mắn cho gia đình nhé. 

 

5 (100%) 1 votes
. Có 1 người đánh giá
0899909145