Côn Đảo là một quần đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhắc đến du lịch Côn Đảo, du khách thường biết đến đây như một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng với những bãi cát trắng cùng những bờ biển xanh ngát. Ngoài những điều trên, du lịch Côn Đảo còn thu hút du khách bởi những câu chuyện kì bí cùng những dấu tích lịch sử đầy bi thương với những cụm từ như “Địa ngục trần gian”, “hệ thống chuồng cọp”, “nhà tù”, “nghĩa trang”... Đặc biệt ở đây, Dinh Chúa Đảo là một địa điểm mà du khách không thể bỏ qua bởi những câu chuyện và tội ác sâu bên trong nó.
Giới thiệu về Dinh Chúa Đảo
Tọa lạc tại Xã Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dinh tỉnh trưởng, Dinh Ông Lớn đều là tên gọi khác của Dinh Chúa Đảo. Đây là cơ quan được lập nên và hoạt động trong giai đoạn 1862-1975, Dinh Chúa Đảo được là đại diện và là minh chứng cho sự khác biệt hoàn toàn giữa hai đối tượng người trên đảo lúc bấy giờ: giữa tù nhân cách mạng được giam tại những nhà tù và sự vương giả của những tên chúa đảo.
Trong những giai đoạn cai trị của các tên chúa đảo thời Pháp thuộc, chúng đã gây nên biết bao là nỗi đau không chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thân cho dân ta không biết là bao nhiêu, với cảnh tù đầy gian khổ, tra tấn dã man, bọn chúng sống sung sướng tại Côn Đảo trước cảnh lầm than của nhân dân. Và hình ảnh Dinh Chúa Đảo là một minh chứng rất rõ cho cuộc sống xa hoa đó. Bên trong Dinh Chúa Đảo bao gồm những khu vực chính như: Khu trưng bày tư liệu, phòng khách, nơi giải trí, phòng làm việc, khuôn viên sân vườn...
Lịch sử hình thành của Dinh Chúa Đảo
Dinh bắt đầu xây dựng vào năm 1862 và hoàn thành ở năm 1876. Đây là một trong những công trình có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi và nổi tiếng tại Côn Đảo. Ghi nhận từ năm 1862-1975, Dinh Chúa Đảo đã trải qua đến 53 thế hệ chúa đảo cai trị tại Côn Đảo, cụ thể là 39 chúa đảo thời Pháp thuộc và 14 chúa đảo thời Đế quốc Mỹ.
Kiến trúc của Dinh Chúa Đảo
Nhà được thiết kế 2 tầng rộng rãi với các bức tường màu vàng và nóc màu đỏ, qua năm tháng vẫn giữ được như mới và rất chắc chắn. Không gian kiến trúc với tổng diện tích lên đến 18.600 m2.
Bên trong phòng trưng bày tại Dinh, bạn sẽ được tham quan 4 chủ đề trưng bày chính gồm: Côn Đảo – đất nước – con người, Côn Đảo – địa ngục trần gian, Côn Đảo – trường học đấu tranh cách mạng, Côn Đảo – di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam.
Nhắc đến Côn Đảo, bạn sẽ thường nghe tới “Nhà tù Côn Đảo”, đặc biệt tại Dinh Chúa Đảo còn lưu giữ đến gần 700 hiện vật, tranh ảnh về những tội ác, sự hi sinh đớn đau đầy tiếc nuối của rất nhiều tù binh cách mạng của dân tộc ta. Cho đến năm 2000, Dinh Chúa Đảo đã thu nhập thêm được hơn 6.000 hồ sơ về tù nhân chính trị trong các giai đoạn khác nhau.
Nơi đây còn được coi là một bảo tàng của Côn Đảo, và có rất nhiều câu chuyện liên quan đến từng giai đoạn, các nhân vật lịch sử được thể hiện qua những vật dụng, hình ảnh ở đây. Đến Dinh Chúa Đảo, bạn sẽ được tham quan và lắng nghe những câu chuyện về sự độc ác của thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, các tên chúa Đảo để thấm thía nỗi đau mà các anh hùng cách mạng đã gánh chịu, để ta càng thêm yêu quý họ và trân trọng nền độc lập dân tộc.
Các câu chuyện nổi bật về Chúa Đảo tại Côn Đảo
Nhắc đến Côn Đảo, ta thường biết đến câu chuyện về sự hi sinh đầy anh dũng của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Cô Sáu đã bị tử hình khi bước sang tuổi đời 19 tại Côn Đảo năm 1952. Nhắc đến cô Sáu, người đời không chỉ mang trong nỗi tiếc thương cho sự ra đi khi còn rất trẻ, mà còn căm phẫn về những tội ác mà bọn thực dân Pháp, bọn chúa Đảo tàn bạo.
Đặc biệt, kể đến những tên chúa Đảo tàn ác thì không thể bỏ qua tên chúa Đảo Nguyễn Văn Vệ. Đây là một trong những tên chúa Đảo đại diện rõ ràng cho sự tàn độc. Khi về Côn Đảo, Nguyễn Văn Vệ làm chúa đảo từ 1965-1974, đã tạo nên các nhà tù tra tấn, đặc biệt nhất hệ thống chuồng cọp đã gây nên không biết là bao nhiêu tội ác tàn nhẫn.
Một lần về Côn Đỏa, ghé thăm Dinh để cùng “chứng kiến” và tìm hiểu về những tội ác một thời cùng sự hy sinh anh dũng của bao vị anh hùng đã mãi mãi nằm lại trên hòn đảo này.
Nguồn/Ảnh: Sưu tầm.