Tây Nguyên là vùng đất cao nguyên với nền văn hóa đa dạng, đa dân tộc, lễ hội. Tiêu biểu nhất vùng này chính là “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Ngoài ra chính vẻ hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên đa dạng đã và đang thu hút một lượng không nhỏ khách du lịch trong và ngoài nước để chiêm ngưỡng và tận hưởng khung cảnh và đời sống của người dân nơi đây. Để khám phá Tây Nguyên, Vietourist sẽ mang đến cho bạn "Kinh nghiệm du lịch Tây Nguyên" để mang đến cho bạn những thông tin cần thiết cho chuyến du lịch Tây Nguyên.
-----
Nội dung chính:
#1/ Tổng quan về vùng đất Tây Nguyên
#2/ Du lịch Tây Nguyên bằng cách nào?
#3/ Đi Tây Nguyên mùa nào đẹp nhất?
#4/ Một số điểm đến tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên
#5/ Đặc sản tiêu biểu ở Tây Nguyên
#6/ Đi Tây Nguyên mua gì về làm quà?
#7/ Du lịch Tây Nguyên nên mang gì?
-----
1/ Tổng quan về vùng đất Tây Nguyên
1.1 Vị trí địa lý
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh trải dài theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng với tổng diện tích 54.508 km2, chiếm 16,5% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp Quảng Nam, Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia và phía nam giáp Đông Nam Bộ.
1.2 Khí hậu
Khí hậu Tây Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Do ảnh hưởng của độ cao, khí hậu tương đối mát mẻ, ít mưa với độ cao tầm 500m và khí hậu ở độ cao trên 1000m thì mát mẻ quanh năm điển hình nhất là cao nguyên Di Linh và cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng.
1.3 Văn hóa
Đây là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống điển hình là Đắk Lắk với 47/54 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh và là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống nhất cả nước. Tây Nguyên có rất nhiều lễ hội truyền thống, đa dạng nhằm nâng cao sức mạnh đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và cũng rất đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, chiêm ngưỡng như lễ hội cồng chiêng, lễ hội mùa gặt, lễ hội đâm trâu, lễ hội đua voi…
1.4 Các lễ hội tiêu biểu ở Tây Nguyên
- Cồng Chiêng Tây Nguyên
Liên hoan cồng chiêng xen kẽ giữa các tỉnh Tây Nguyên hàng năm. Đắk Lắk là địa điểm quan trọng thường được chọn để tổ chức lễ hội này vì đây là nơi có nhiều cồng chiêng nhất Việt Nam. Lễ hội này không chỉ là một sự kiện quan trọng ở nơi này, mà còn là một sự kiện quan trọng ở Việt Nam. Trong lễ hội, các nghệ nhân đến từ các tỉnh thành sẽ trình diễn không gian văn hóa của riêng mình. Ngoài ra, các lễ hội dân gian đặc sắc của vùng sẽ được vẽ lại để gắn kết cộng đồng vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa và giới thiệu với du khách về văn hóa và du lịch Việt Nam.
- Lễ hội đâm trâu
Rơi vào khoảng tháng 2-3 âm lịch, lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Ê-đê thể hiện lòng tôn kính với Giàng (Trời) vì đã phù hộ cho người dân một mùa rẫy ấm no, bội thu và hơn hết là cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Các nghi lễ được tổ chức rất trang trọng, thể hiện tín ngưỡng của đồng bào người dân vùng cao nguyên.
- Lễ hội mùa gặt
Sau vụ thu hoạch hàng năm (thường vào ngày 5 tháng 11), người dân địa phương thường tổ chức một buổi lễ gọi là Lễ hội thu hoạch để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần đồng thời tận hưởng thành quả của công việc khó khăn lâu dài của họ. Mặc dù các nghi lễ của các dân tộc khác nhau có thể khác nhau ở một số khía cạnh, nhưng tất cả đều có cùng một ý nghĩa chung được mô tả ở trên. Mỗi gia đình đều có lễ hội của riêng mình. Trong lễ hội, các thành viên trong gia đình đóng các vai trò khác nhau. Người vợ thường nấu ăn và người chồng chuẩn bị rượu và thịt. Con trai chẻ củi, con gái giã gạo. Sau khi chuẩn bị và làm lễ xong, gia đình sẽ mời hàng xóm đến chung vui.
- Lễ hội đua voi
Đây là một trong những lễ hội Tây Nguyên hấp dẫn và thu hút nhất ở Bản Đôn, với nhiều trò giải trí độc đáo. Có thể kể đến một số tiết mục tiêu biểu như: Lễ cúng voi khỏe, lễ cúng bến nước, lễ đâm trâu (hay lễ ăn trâu mừng mùa), thi chạy voi, đá voi,…Lễ hội đua voi có vị trí rất quan trọng trong hệ thống lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là dân tộc Munon, thể hiện tinh thần thượng võ và tài săn bắt, thuần dưỡng voi. Đây là lễ hội độc đáo, hấp dẫn diễn ra hai năm một lần vào tháng 3 âm lịch ở Đắk Lắk, được mệnh danh là thủ phủ của voi.
- Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột
- Thời gian tổ chức: tuần đầu tiên của tháng 3 nhằm một phần giúp người dân nhớ đến sự kiện 10/3/1975 là ngày giải phóng Buôn Mê Thuột
- Lễ hội tưởng nhớ cây cà phê chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng nơi đây, chiếm 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây mang lại sự trù phú, trù phú cho vùng đất cao nguyên này. Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội để nâng cao hình ảnh của Buôn Mê Thuột, vùng đất huyền thoại, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến với Tây Nguyên lần này, những người đi lễ hội sẽ được tận mắt chứng kiến và đóng góp vào quy trình pha chế một ly cà phê mà ở nơi khác khó có thể trải nghiệm được. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ lễ, hàng loạt sự kiện đặc sắc khác nhau sẽ được tổ chức: hội chợ triển lãm chuyên nghiệp về cà phê và các sản phẩm mang thương hiệu Việt, hội thi pha chế cà phê, hành trình du lịch cà phê,…
- Lễ bỏ mả
Nhiều người cảm thấy rợn tóc gáy khi nghe tên. Tuy nhiên, nó là một trong những lễ hội độc đáo nhất ở Tây Nguyên. Các nghi lễ được tổ chức để thể hiện những việc làm tốt của người sống và người chết. Trong những ngày này, người sống dùng bữa cuối cùng với linh hồn người chết, người chết được chuyển sang thế giới bên kia. Người dân nơi đây tin rằng linh hồn của những người chết vẫn tồn tại trên Trái đất và nhập vào thể xác của những đứa trẻ. Vì vậy, mọi người cần thực hiện nghi lễ “tảo mộ” để đưa linh hồn về với tổ tiên. Việc bốc mộ diễn ra khoảng 1-3 năm sau khi một người chết. Trong khu mộ mô phỏng một ngôi nhà bình thường, người ta thực hiện các nghi lễ để giúp người đã khuất không bị lưu luyến trần gian. Khi kết thúc, không ai được ra vào nơi này nữa, để linh hồn người chết được yên nghỉ và cắt đứt mọi ràng buộc với trần gian.
- Thời gian: Dân tộc Bahnar sẽ tổ chức lễ vào tháng 9 – 10 âm lịch hàng năm còn dân tộc Jrai thường làm lễ vào khoảng tháng 1 – 2 âm lịch.
- Địa điểm: Các bản làng của người dân tộc Bahnar và Jrai.
- Lễ cúng bến nước
Đây được coi là một trong những lễ hội độc đáo nhất của người Êđê Tây Nguyên, có từ lâu đời và đã trở thành phong tục hàng năm của đồng bào nơi đây. Sau khi thu hoạch mùa màng, thôn trưởng đến gặp chủ bến để bàn bạc và tổ chức lễ cúng bến nước. Lễ được thực hiện trong không khí linh thiêng và trang trọng. Lễ tế do thầy cúng chủ trì, tùy theo điều kiện kinh tế của bà con trong làng nhưng chủ yếu là chiếc niêu mỏng. Sau khi thầy cúng tạ ơn và cầu mong cho mùa màng nhận được những điều tốt lành, sẽ mang lại nguồn nước ngọt mát cho từng hộ gia đình. Sau khi tế lễ, cả làng quây quần bên nhau ăn uống, nhảy múa trong không khí lễ hội sôi động.
2/ Du lịch Tây Nguyên bằng cách nào?
2.1 Đường bộ: Từ thành phố Hồ Chí Minh đi theo quốc lộ 14 để đi qua các điểm đến vùng Tây Nguyên
+ Xe máy: Đây là phương tiện chủ yếu của người dân cũng như cho các phượt thủ. Giá thuê xe dao động từ 100.000-150.000đ/ngày nếu có nhu cầu di chuyển trong thành phố.
+ Ô tô/Xe bus: Từ thành phố Hồ Chí Minh dễ dàng đặt vé xe ở các bến xe và các hãng nổi tiếng như Phương Trang, Thành Bưởi,..
2.2 Đường hàng không: Tây Nguyên có 3 sân bay là sân bay Pleiku (Gia Lai), sân bay Buôn Mê Thuột (Dak Lak) và sân bay Liên Khương (Lâm Đồng). Chúng ta có thể dễ dàng đặt vé máy bay thông qua các công ty du lịch, bán vé máy bay hoặc qua các ứng dụng điện tử trên điện thoại, máy tính, laptop…
3/ Đi Tây Nguyên mùa nào đẹp nhất?
- Mùa khô là thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch lên Tây Nguyên (Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nếu đi vào tầm tháng 11 và 12 bạn sẽ chứng kiến hoa dã quỳ nở rộ khắp các nẻo đường Tây Nguyên. Bên cạnh đó, thời điểm này cũng là mùa thu hoạch cà phê, quả chín đỏ làm nổi bật lên khung cảnh thiên nhiên ở vùng đất cao nguyên. Ngoài ra nếu đi Tây Nguyên từ tháng 2- tháng 3 là mùa hoa cà phê nở trắng khắp mọi nơi.
4/ Một số điểm đến tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên
4.1 Kon Tum
- Kon-Tum có nhiều cảnh quan thiên nhiên như hồ Yaly, nhà thờ gỗ, thác Pa Sỹ, cầu treo Kon Kler. Tòa giám mục, Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” của vùng đất Tây Nguyên. Việc hình thành các khu du lịch phục hồi cảnh quan được kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng như: Di tích Cách mạng Ngục Kon Tum, Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh, Chiến thắng Plei Kần, Di tích Chiến thắng Măng Đen. Các làng văn hóa truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch văn hóa sinh thái.
4.2 Gia Lai
- Nổi tiếng với biển hồ T’Nưng được mọi người biết đến qua bài hát “Đôi mắt Pleiku” là một trong những hồ nước tự nhiên đẹp nhất tỉnh. Ngoài ra nơi đây còn có một số địa điểm check-in nỏi tiếng khác như thác Phú Cường, chùa Minh Thành, Quảng rrường Đại Đoàn Kết, núi lửa Chư Đăng Ya.
4.3 Đắk Lắk
Khu du lịch Buôn Đôn: cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 40km về phía bắc, nơi khởi nguồn cho bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”, đến đây du khách sẽ được nghe những di sản đặc trưng của vùng Tây Nguyên cùng với đó là câu chuyện đằng sau chú voi con đó. Ngoài ra du khách được check-in cầu treo trên sông Sêrêpốk, hồ Dakmil và được nghe thuyết minh về vua săn voi Khunjunop.
Bảo tàng thế giới cà phê: nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột, du khách sẽ được tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, văn hóa uống cà phê trên thế giới. Với kiến trúc tựa như những ngôi nhà ở châu Âu đây là điểm check-in quen thuộc của các bạn trẻ khi có dịp tới đây.
Chùa sắc tứ Khải Đoan: là nơi đầu tiên tổ chức Phật giáo ở Tây Nguyên và cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam. Với kiến trúc cổ kính hiện đại nằm trong trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột, đây cũng là một điểm du lịch tham quan của rất nhiều du khách trong đó có các bạn trẻ khi có dịp đến Buôn Mê Thuột không quên đem về cho mình những bức ảnh rạng rỡ, sinh động.
Cụm thác Dray Nur – Dray Sap: nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 25km về phía nam. Đây là cụm thác đẹp nhất và hùng vĩ nhất khi tới vùng đất Tây Nguyên.
4.4 Đắc Nông
Hồ Tà Đùng: Được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ ở trên cạn. Tà Đùng thu hút du khách nhờ mặt nước trong xanh, phẳng lặng điểm xuyết với 36 hòn đảo lớn nhỏ kỳ vỹ nổi lên. Hồ Tà Đùng là tuyệt tác của tạo hóa hoàn toàn tách biệt với thế giới mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất đầy nắng và gió Tây Nguyên.
4.5 Lâm Đồng
Đây là tỉnh duy nhất của Tây Nguyên có khí hậu mát mẻ quanh năm và nổi tiếng nhất với các điểm check-in thành phố ngàn hoa Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc như Quảng trường Lâm Viên, Thiền viện Trúc Lâm, đồi chè Cầu Đất, chùa Linh Quy Pháp Ấn,… cùng với nhiều điểm du lịch khác. Với nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch không ngừng tăng lên chính vì thế Lâm Đồng trở thành tỉnh thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhất vùng Tây Nguyên.
5/ Đặc sản tiêu biểu ở Tây Nguyên
5.1 Rượu cần
Đây là đồ uống thường xuyên và rất phổ biến ở Tây Nguyên và dần trở thành phong tục truyền thống của người dân ở đây. Đây là loại đồ uống quý nên chỉ được dùng trong lễ tế thần linh, hội làng hay mời khách quý.
5.2 Cà phê
Tây Nguyên là vùng đất trồng nhiều cây cà phê lớn nhất cả nước do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đặc biệt là giống cà phê Robusta, hay còn gọi là cà phê vối. Thủ phủ trồng nhiều cà phê Robusta phải kể đến là tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra giống cà phê Arabica hay còn được gọi với một cái tên khác là cà phê chè được trồng nhiều ở các cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng, với độ cao hơn 1000m thì rất thích hợp cho sự phát triển của giống cà phê này và cho ra sản lượng nhiều nhất ở nước ta.
5.3 Gà nướng – Cơm lam
Đến với Tây Nguyên thì không thể không nhắc tới cơm lam gà nướng là một trong những đặc sản núi rừng Tây Nguyên. Gà ở đây phải được cho chạy bộ mới cho ra những miếng thịt săn chắc, ngọt mềm và lớp da mỏng giòn sau nướng khiến người ăn cảm thấy thích thú nhưng không quá béo ngậy. Gà được chế biến ở đây thường là những con gà tơ nặng trên dưới 1kg. Cơm lam người ta sử dụng ống tre non, chặt dài, rửa sạch. Loại ngon nhất chính là gạo loại nếp nương hạt nhỏ, thon dài và đặc biệt vô cùng dẻo thơm khi được nấu chín.
5.4 Phở khô Gia Lai
- Phở khô có hai tô, trong đó một tô gồm phở trộn với hành phi, thịt bằm, cà rốt thậm chí là có thể ăn kèm với ớt xay, tô còn lại là nước dùng với thịt bò, bò viê, hành lá, tiêu. Điểm đặc biệt nhất có trong món ăn này chính là tương đen trộn với những sợi phở được làm hoàn toàn từ hạt gạo, được ngâm một thời gian sau đó xay những sợi phở thật nhuyễn và kéo sợi nên sau khi chằn qua nước sôi, sợi phở không bị dính lại như những món hủ tiếu nên nếu lần đầu cảm nhận nhiều người sẽ cảm thấy có chút giống hủ tiếu. Món này còn có thể ăn kèm với các rau xà lách, giá đỗ, ngò gai để hương vị trở nên tuyệt vời hơn.
5.5 Bún đỏ Đắk Lắk
- Nổi bật nhất là nước lèo được nấu từ xương heo, gạch cua, hạt điều nên mới cho ra màu đỏ như vậy. Sợi bún ở đây to, dai dòn hơn so với bánh canh ở miền nam cùng với những thành phần ăn kèm như trứng cút luộc, thịt lợn thái mỏng tóp mỡ, chả cá viên. Món này được ăn kèm với rau cần, giá đỗ, rau cải để tăng hương vị cho món ăn.
5.6 Heo rẫy nướng
Những con heo được những người chăn nuôi thả tự nhiên nên khi nướng lên chúng ta sẽ cảm nhận được sự săn chắc của miếng thịt, vì là heo rẫy nên lớp da sẽ mỏng hơn so với heo rừng. Mặc dù khi để lâu nhưng thịt vẫn giữ được sự óng ả như vậy là do họ có chuẩn bị một cốc nước hỗn hợp bao gồm soda, nước cốt chanh, mạch nha đổ lên thịt heo trước khi đem đi nướng.
6/ Đi Tây Nguyên mua gì về làm quà?
6.1 Cà phê chồn
Những con chồn ở đây khi ăn những quả cà phê chín sau đó cho ra phân. Người dân nơi đây sử dụng những hạt cà phê trong phân chồn để tạo ra một thức uống đặc trưng mà không nơi nào có được. Thức uống mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong thành phần của cà phê có chứa chất chống oxy hóa để giúp làm giảm quá trình lão hóa, trẻ lâu, tinh thần minh mẫn để làm việc mỗi ngày. Ngoài ra thức uống còn chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư nên giá thành cũng khá đắt đỏ nhưng cũng xứng đáng với số tiền bỏ ra. Giá thành cho 1kg cà phê dao động khoảng 10 triệu đồng.
6.2 Bơ sáp Đắk Lắk
Một món quà không thể không nhắc đến khi có dịp đi Buôn Mê Thuột chính là bơ sáp không chỉ chất dinh dưỡng cao mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm đẹp da. Điều đặc biệt của món này chính là không phải mùa nào cũng có. Nếu có dịp đi Tây Nguyên vào tầm tháng 5 tới tháng 8 sẽ cho ra những quả bơ ngon nhất, chuẩn vị nhất.
6.3 Mật ong rừng nguyên chất
Thêm một sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Mật ong ở đây được người dân vào sâu tận trong rừng để lấy nên chất lượng rất yên tâm đối với người tiêu dùng. Bạn nên mua những sản phẩm này ở những cửa hàng uy tín trên thị trường, những chai mật ong chuẩn nhất là có mùi thơm tự nhiên, vàng óng trong suốt và có độ đặc quánh cao. Tùy vào nhu cầu mà bạn sử dụng nên người dân ở đây bán những loại chai có nhiều dung tích khác nhau với giá cả phải chăng, hợp lý.
6.4 Rượu cần
Đây chính là sản phẩm mua về làm quà mà nhiều người biết đến mỗi khi đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên. Các nguyên liệu để cho ra rượu cần như là bắp, khoai, mỳ, gạo nếp,… Chất men để cho ra rượu cần được cất lên từ một số lá, rễ cây quý nên khi uống vào sẽ có vị ngọt nhẹ, không quá cay và đặc biệt là không bị đau đầu so với các loại rượu khác. Giá một bình rượu cần dao động từ 170-250 nghìn đồng tùy loại.
6.5 Thịt khô nai
Nếu là tín đồ của nhậu nhẹt hay với các buổi nhâm nhi trò chuyện, sum vầy với gia đình thì thịt khô nai là một món quà không thể bỏ lỡ khi đến Tây Nguyên. Thịt được làm nguyên miếng thớ dài, không quá khô, vụn, có vị thơm ngọt ngọt cay cay đậm đà. Hiện nay khi đóng gói về làm quà thịt nai khô được đóng sẵn trong hộp và hút hết chân không nên không lo bị hư hỏng. Giá bán dao động khoảng 350 nghìn nửa kí thịt.
6.6 Bò một nắng
Thêm một món ăn nữa cho các buổi nhâm nhi, nhậu nhẹt mua về làm quà. Bò một nắng được chế biến từ thịt bò tươi, thái thật mỏng và tẩm ướp các gia vị hỗn hợp như bột ngọt, muối, ớt, sả, tỏi… một cách vừa phải. Nếu nhạt quá thì không bảo quản được lâu, nếu quá mặn thì làm mất đi vị ngọt của bò. Sau đó được đem đi phơi nắng một lần là đã rút nước, khi cầm miếng thịt sẽ không bị dính tay. Khi đem về bạn cho vào tủ đông lạnh để bảo quản và khi lấy ra thì không cần phải rã đông mà chỉ cần đem lên lò nướng là sử dụng được ngay. Giá bán dao động khoảng 500 nghìn/kg vì để làm ra 1kg thịt bò khô thì cần hơn 1.7 1.8kg thịt bò tươi.
6.7 Măng le khô
Một món quà cực kỳ ý nghĩa cho người thân và bạn bè khi du lịch Tây Nguyên không thể bỏ qua. Được làm từ măng của cây le mọc tự nhiên nhiều trên đất đỏ bazan nên có vị ngọt và không đắng chát như măng tre. Vì được phơi khô nên măng le bảo quản được lâu, món này có thể được dùng làm nguyên liệu cho món ăn khác như xào thịt bò, nấu canh chua,…
6.8 Bột cacao
Bột cacao có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Được xay nhuyễn từ những hạt cacao đã được bóc tách từ trước và không có chất bảo quản. giúp người dùng giảm cân, chống lão hóa sớm, đẹp da, tốt cho hệ tim mạch,…
6.9 Hạt tiêu
Nếu có dịp đến Đắk Nông thì có thể mua tiêu về làm món quà ý nghĩa cho người thân. Hạt tiêu là thành phần chính của rất nhiều món ăn nên rất được khách ưa chuộng khi mua về làm quà. Nó còn có công dụng như một vị thuốc chữa bệnh hen, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa,…
6.10 Chuối hột rừng khô
Chuối hột rừng khô cũng là một món quà ý nghĩa dành cho người thân bạn bè đặc biệt là người lớn tuổi. Đây vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc để ngâm rượu chữa các bệnh như tiểu đường, sỏi thận, tăng huyết áp, đau lưng đau mỏi cơ,…
6.11 Trà atiso
Nếu có dịp đi Đà Lạt hay Bảo Lộc thì đây là món quà vô cùng quý giá dành cho người thân bạn bè bởi ở Việt Nam không có nhiều những nơi mát mẻ để trồng được cây này và Lâm Đồng là nơi vinh dự trồng được loại cây này. Trà atiso có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhất là sau khi ăn những đồ ăn có nhiều dầu mỡ thì khi uống trà vào sẽ rất tốt cho việc tiêu hóa và thải độc ra ngoài. Ngoài ra nếu duy trì được uống trà atiso mỗi buổi sáng sẽ làm tinh thần thoải mái hơn khi làm việc.
6.12 Dâu tây Đà Lạt
Ai lên Đà Lạt thì loại hoa quả đầu tiên mà hầu hết mọi người đều biết chính là dâu tây. Dâu tây có vị chua ngọt, mọng nước nên rất dễ ăn hay thậm chí còn là nguyên liệu để làm sinh tố, trà hay mứt, bánh kẹo. Khi du lịch Đà Lạt mọi người thường ghé vào những vườn dâu để tự hái, thưởng thức và có thể mua về làm quà vì những vườn cây đó thường có cửa hàng đóng gói một cách cẩn thận.
7/ Du lịch Tây Nguyên nên mang gì?
7.1 Trang phục
- Đi Tây Nguyên nên mang trang phục thoải mái, gọn gàng, mát mẻ (Nếu đi Đà Lạt hay Bảo Lộc có thể mang theo áo khoác dày, khăn choàng, bao tay… để giữ ấm)
Nam: Nên mang quần jeans dài và áo mặc sao cho thoải mái, nên mang thêm áo khoác vì thời tiết nóng ẩm.
Nữ: Có thể mang theo váy rộng có nhiều màu sắc để lưu lại những tấm hình đẹp khi du lịch Tây Nguyên.
Ngoài ra trang phục nên mang không có khẩu hiệu để khám phá cuộc sống sâu hơn về người dân Tây Nguyên.
7.2 Không nên mang quá nhiều đồ khi đi du lịch
- Ở các cơ sở lưu trú họ đều có cung cấp đầy đủ vật dụng cần thiết cho khách nên khi đi du lịch không nên mang những vật dụng không cần thiết.
7.3 Tìm hiểu trước về Tây Nguyên
- Trước khi đi du lịch bạn nên tìm hiểu những thông tin cần thiết như văn hóa con người nơi đây thông qua nhiều cách khác nhau (Sách, báo, đài, tivi, internet,…) để không bị bỡ ngỡ, dễ bắt kịp với nhịp sống của người dân nơi đây.
Hy vọng với bài viết này giúp bạn phần nào nắm được đôi nét về vùng đất Tây Nguyên. Chúc bạn có một chuyến đi du lịch Tây Nguyên vui vẻ!