Miếu An Sơn hay còn được gọi với cái tên khác chính là miếu Bà Phi Yến, là một trong những điểm du lịch tâm linh được du khách tìm về nhiều nhất khi đến du lịch Côn Đảo bởi những câu chuyện ly kỳ phía sau nhân vật được thờ trong ngôi miếu ấn tượng này. Cùng Vietourist tìm hiểu đôi chút về những điển câu chuyện thú vị tại đây nhé!
1/ Đôi Nét Về An Sơn Miếu
Được xây dựng năm 1785 để thờ một nhân vật trong lịch sử nhà Nguyễn là bà Phi Yến vợ vua Gia Long lúc này vẫn chưa lên ngôi gọi là Nguyễn Ánh. An Sơn Miếu là một trong số ít di sản văn hóa dân gian ở Côn Đảo
Với người dân trên đảo, An Sơn Miếu rất linh thiêng và gắn liền với câu chuyện bi thương của một người phụ nữ tài năng, đức độ và yêu nước. Sau khi bà mất, người dân trên đảo thương tiếc bà và lập miếu thờ.
2/ Kiến Trúc
Tổng diện tích khu miếu là 4200m2. Kiến trúc tổng thể xây theo hình chữ Nhất. Miếu nhỏ ban đầu được xây dựng từ năm 1785 để thờ bà Phi Yến. Tuy vậy vào năm 1958 nơi này được được xây dựng lại và trải qua một số lần tu sửa nhỏ khác đến nay.
Trước An Sơn Miếu là một cổng tam quan với 3 cửa vào. Mái được lợp ngói và cong vút ở đầu. Ở giữa là 3 chữ đề An Sơn Miếu. Điều đặc biệt là kiến trúc không có Hán tự đề bên trên mà chỉ 3 chữ thuần Việt.
Tiến vào bên trong là không gian vườn rộng rãi nhiều cây cối. Những cây xanh vươn cao phủ đầy bóng mát cả sân vườn. Đặc biệt trong đó có nhiều cây thị rừng trăm năm tuổi. Bên ngoài sẽ là một bia đá ghi lại truyền thuyết về bà Phi Yến và hoàng tử Cải.
Trước miếu là một hòn non bộ và cột cờ đỏ sao vàng, nhiều băng ghế đá cho khách tham quan nghỉ ngơi và một bộ lư hương lớn. Kiến trúc miếu cũng là mái ngói và 3 cổng vào. Tuy vậy bên trên đề 3 chữ Hán tự có nghĩa An Sơn Miếu.
Bên trong miếu thờ chính là tượng bà Phi Yến. Ngoài ra còn thờ đô đốc Ngọc Lân và nhiều vị thần khác. Bên trái là 4 chữ quốc thái dân an, bên phải là 4 chữ phong điều vũ thuận. Bên phải miếu còn có một bộ chuông để gõ khi có người khấn vái.
3/ Sự Tích Bà Phi Yến
An Sơn miếu là nơi thờ bà Phi Yến - thứ phi của Chúa Nguyễn Phúc Ánh, bà có tên thật là Lê Thị Râm. 1783, Nguyễn Ánh bôn đào ra Côn Đảo để tránh sự theo dõi của lực lượng Tây Sơn. Vì thất bại liên tục nên ông có ý định đưa hoàng tử Cải tháp tùng cùng Bá Đa Lộc sang Pháp làm on tin để cầu viện. Bà Phi Yến ngỏ lời khuyên Nguyễn Ánh rằng: “Việc được tây Sơn thì chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều rối rắm về sau…”
Chỉ mấy lời khuyên can ấy mà chúa nGuyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng với quân tây Sơn. Nếu không có các quan cận thần hết lời xin giảm án cho bà, ắt bà không thoát khỏi tội chém đầu. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh vẫn truyền lệnh giam cầm bà vào một hang đá trên hòn đảo hoang vắng nằm về hướng Tây nam của quần đảo Côn Đảo ( Hòn Bà) ngày nay.
Vừa truyền lệnh giam cầm thứ phi - Phi Yến xong thì Nguyễn Ánh được hay tin Tây Sơn sắp ra đến Côn Đảo, ông liền cùng đoàn tùy tùng xuống thuyền chạy tiếp. Lúc bấy giờ đứa con duy nhất của bà Phi Yến cùng với chúa Nguyễn Ánh là hoàng tử Cải khóc lóc đòi mẹ bị Nguyễn Ánh nén xuống biển, xác trôi tấp vào làng Cỏ Ống. Ngày nay tại làng Cỏ Ống còn ngôi mộ và miếu thờ hoàng từ Cái (thiếu gia miếu).
Theo truyền thuyết dân gian kể lại, bà Phi Yến đã được 2 con vật rất không ngoan, trung thành cứu sống, đó là vượn bạch và hắc hổ. Chúng đưa bà đến làng Cổ Ống nơi có nấm mộ hoàng tử Cảo. Dân làng Cỏ Ống hay tin đã dựng cho bà một ngôi nhà ở gần đó để bà tiện bề lui tới bên nấm mộ của con trai mình.
Tháng 10 Âm lịch năm 1785, làng An Hải (nơi có ngôi An Sơn miếu ngày nay) tổ chức hội là, chay tế lễ trong làng. Họ rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Đêm hôm ấy, tại làng An Hải bà đã bị tên Biện Thị (một tên đồ tể) lén vào cấm phòng của bà giở trò sàm sỡ, song Biện Thi chỉ vừa nắm được tay bà thì bà đã kịp tri hô cho dân làng bắt giam chờ xét xử. Cũng đêm hôm ấy bà cũng liều mình tự tử để được vẹn toàn danh tiết.
Số Phận đã an bài cho bà yên nghỉ tại làng, dân làng đã lập miếu thờ bà - “người phụ nữ trung trinh tiết liệt”.
Nguồn/Ảnh: Sưu tầm.