5 Điều Thú Vị Về Nhà Rông - Biểu Tượng Văn Hóa Của Đồng Bào Dân Tộc Tây Nguyên

Ngày đăng bài: 13/07/2020

Được biết đến như 1 trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của đồng bào Tây Nguyên, đặc biệt là dân tộc Bana vì độ phổ biến của nhà rông tại khu vực này. Tuy nhiên, nhà rông lại không phải là nơi dùng để lưu trú của người dân tộc.

1. Công dụng thực tế của nhà rông là 1 nơi sinh hoạt cộng đồng của mỗi buôn làng. Đây là nơi người dân tụ họp về để thảo luận, trao đổi về các vấn đề khác nhau. Ngoài ra còn là nơi thực thi các luật lệ, tập tục truyền thống khác nhau của mỗi làng.

Nhà rông

2. Người dân Tây Nguyên quan niệm nhà rông là nơi quan trọng nhất trong làng. Họ cho rằng nhà rông có khả năng hấp thụ khí thiêng của đất trời, giúp bảo vệ dân làng khỏi những thiên tại, hoạn nạn. Do đó, các nhà rông hầu như đều phải có 1 khu vực trang nghiêm để thờ các vị thần, phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh của làng.

Ngoài ra, do tầm quan trọng của nhà rông nên những người đàn ông trong làng phải thay phiên nhau ngủ qua đêm để trong coi, bảo vệ nhà rông.

3. Nhà rông gắn liền với văn hóa phần lớn các dân tộc Tây Nguyên nhưng không phải dân tộc nào cũng có nhà rông. Nhà rông xuất hiện chủ yếu tại các dân tộc/ buôn làng thuộc tỉnh Gia Lai và Kon Tum (phía Bắc của Tây Nguyên). 

Đi về phía Nam Tây Nguyên thì tần suất xuất hiện của nhà rông ít dần. Các dân tộc ở đây chủ yếu sử dụng nhà dài với mục đích sử dụng cho cộng đồng tương tự như nhà rông.

Nhà rông

4. Các dân tộc ở Tây Nguyên sẽ có các kiểu làm nhà rông khác nhau. Ví dụ như nhà rông của người Giẻ Triên lại nhỏ và thấp bé trong khi nhà rông của người Xê Ðăng thì lại khá cao lớn. 

5. Các trang trí của mỗi dân tộc lại càng khác nhau. Ví dụ như trên thành và cột của cầu thang, người Gia Rai hay tạc hình quả bầu đựng nước, người Bana khắc hình ngọn cây rau dớn, còn người Giẻ Triêng, Xơ Đăng thường đẽo hình núm chiêng hoặc mũi thuyền.

Điểm chung của các ngôi nhà rông là được xây cất trên một khoảng đất rộng, có vị trí ngay tại khu vực trung tâm của buôn làng.

6. Sàn nhà rông được thiết kế gắn liền với văn hóa quây quần uống rượu cần của đồng bào Tây Nguyên. Sàn thường được làm từ ván gỗ hay ống tre nứa đập dập, các ván hay ống trẻ này không được ghép sát với nhau mà cách nhau khoảng chừng 1 cm. Nhờ thế mà khi người dân trong làng tập trung ăn uống, nước không bị chảy lênh láng ra sàn giúp cho việc vệ sinh nhà rông dễ dàng hơn.

--- Theo Khoa Vinh ---

5 (100%) 1 votes
. Có 1 người đánh giá
0899909145