Campuchia nổi tiếng với bề dày lịch sử, văn hóa cùng những công trình kiến trúc độc đáo. Nổi bật trong số đó là Chùa Vàng Chùa Bạc - biểu tượng rực rỡ của thủ đô Phom Penh và là địa điểm không thể bỏ qua cho du khách mỗi khi du lịch Campuchia. Sau đây, hãy cùng Vietourist tham quan và tìm hiểu công trình đặc sắc này nhé!
Giới thiệu chung
Chùa Vàng Chùa Bạc hay còn được biết đến với tên gọi là Wat Preah Keo Morakat. Sở dĩ nó có tên Chùa Vàng Chùa Bạc bởi nơi đây có đến 5329 miếng bạc được lát trên nền nhà mang đến ấn tượng về sự xa hoa. Được xây dựng và nằm trong quần thể kiến trúc Cung điện Hoàng gia Campuchia, Chùa Vàng Chùa Bạc là ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất ở Campuchia, không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn cả về nghệ thuật.
Quá trình hình thành và xây dựng
Chùa được xây dựng bằng gỗ vào năm 1892 dưới thời vua Preah Norodom. Đến năm 1902 chùa được tháo dở để xây dựng bằng gạch và gỗ. Năm 1962 chùa có nhiều hư hại nên đã được trùng tu bằng những nguyên vật liệu kiên cố hơn, như tường thành xây dựng bằng xi măng, các cột được ốp đá Italia, nền chùa thì được lót 5329 tấm bạc, mỗi tấm có trọng lượng 1,125kg. Và tên gọi Wat Preah Keo Morakat đã được đặt cho sự trùng tu lần này.
Kiến trúc độc đáo của Chùa Vàng Chùa Bạc
Bước vào cổng Chùa Vàng Chùa Bạc, du khách như lạc vào một thế giới khác, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào náo nhiệt bên ngoài. Nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn là Mondop, tòa điện chính được dát vàng toàn bộ mái. Từng chi tiết trang trí trên Mondop đều được chạm trổ tinh xảo, thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân Khmer.
Bên trong Mondop là nơi thờ tượng Phật Ngọc Lục Bảo - bảo vật quốc gia của Campuchia. Tượng Phật được đặt trên một bệ cao, xung quanh được bao bọc bởi những bức tượng Phật khác và các đồ trang trí bằng vàng bạc. Dọc theo hai bên Mondop là hai dãy hành lang dài, nơi trưng bày nhiều pho tượng Phật bằng đá, đồng, và gỗ. Các bức tranh tường trong hành lang mô tả các câu chuyện trong Phật giáo và lịch sử Campuchia. Ngoài Mondop, Chùa Vàng Chùa Bạc còn có nhiều công trình kiến trúc khác như Bức tượng Đức Vua Norodom đang cưỡi ngựa. Đây là tác phẩm được điêu khác bởi các nghệ nhân Pháp tạc năm 1875 và được đặt trong khuôn viên chùa từ năm 1892.
Điểm nhấn đặc biệt trong kiến trúc Chùa Vàng Chùa Bạc là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Khmer truyền thống và kiến trúc Pháp. Các chi tiết trang trí như hoa văn, tượng, phù điêu đều mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer. Tuy nhiên, mái vòm và các cột trụ lại mang phong cách kiến trúc Pháp, tạo nên sự độc đáo và khác biệt cho ngôi chùa. Nhìn chung, kiến trúc Chùa Vàng Chùa Bạc là một biểu tượng cho sự uy nghi, tráng lệ và tinh tế của nghệ thuật kiến trúc Khmer. Nơi đây không chỉ là một địa điểm du lịch tâm linh mà còn là một biểu tượng văn hóa của Campuchia.
Những lưu ý khi tham quan
- Vì chùa là nơi linh thiêng vì thế khi tham quan du khách nên chú ý ăn mặc lịch sự và gọn gàng. Chọn những trang phục quần áo dài tay, tránh mặc hở hang và không mặc váy, quần ngắn qua đầu gối.
- Chùa cũng có một số quy định khá nghiêm khắc, không cho du khách quay phim chụp ảnh, nên vì vậy bạn nên cũng nên tham khảo nội quy trước khi tham quan.
- Cần giữ sự thanh tịnh, tránh nói chuyện to tiếng, ồn ào, đặc biệt là khu vực chánh điện.
- Không sờ vào tượng Phật, đồ thờ cúng hay các vật dụng trong chùa.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến bạn những thông tin hữu ích về Chùa Vàng Chùa Bạc. Chúc bạn sẽ có chuyến đi thật ý nghĩa tại vùng đất này.